Hạt giống Dưa Lưới Ruột Vàng Chịu Nhiệt, Trái To, Ngọt, Trồng Quanh Năm - Nông Trại Sago

Giá bán: 11.500 đ
Giá thị trường:22.120 đ
Tiết kiệm: 10.620 đ (-48%)
✔️GIỚI THIỆU SẢN PHẨM, - Tên sản phẩm: Hạt giống Dưa Lưới, - Số hạt (gram)/gói: 10 Hạt, - Tỷ lệ nẩy mầm: >80% , - Mùa vụ: quanh năm , - Thời gian thu hoạch: 75-80 ngày., Dưa lưới là loại quả thường có...

Chi Tiết Sản Phẩm

Mô tả Sản Phẩm

✔️GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
- Tên sản phẩm: Hạt giống Dưa Lưới
- Số hạt (gram)/gói: 10 Hạt
- Tỷ lệ nẩy mầm: >80%
- Mùa vụ: quanh năm
- Thời gian thu hoạch: 75-80 ngày.
Dưa lưới là loại quả thường có hình bầu dục, da quả màu xanh, khi chín thường ngả xanh vàng và có các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là dưa vân lưới (gọi ngắn là dưa lưới). Thịt quả dưa lưới thường màu vàng da cam nghiêng vàng đỏ, có vị ngọt thanh. trọn lượng quả dưa lưới rơi vào khoảng 1.5 - 3.5 kg.
✔️HƯỚNG DẪN TRỒNG DƯA LƯỚI
1. Chuẩn bị
- Đất: Đất trồng dưa phải tơi xốp. Gia đình có thể dùng đất thịt trộn trấu hay đất cát đều được.
- Thùng xốp: Với những thùng xốp có dung tích 40 lít thì trồng khoảng 1 - 2 cây dưa. Dưa ưa nước nên chỉ nên đục ít lỗ trên thùng xốp để giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón.
2. Ánh sáng:
- Các loại dưa vàng, dưa lưới ưa sáng nên gia đình nên trồng ngoài ban công, trên sân thượng đón nhiều nắng cả ngày. Nếu ban công nhà quá hẹp, khuất bóng thì không nên trồng vì trái dưa không lớn nổi.
3. Dung dịch thủy canh
- Thông thường, nếu gia đình muốn trồng những loại dưa trái lớn như dưa hấu, dưa vàng, dưa lưới,...thì nên tưới bằng dung dịch thủy canh hoặc phải bón thêm nhiều phân NPK mới đủ dinh dưỡng cho cây để ra hoa, ra trái. Nếu chỉ tưới cây bằng nước không thì cây khó đậu quả, nếu có thì cũng còi cọc, nhạt nhẽo.
4. Gieo hạt
- Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Sau 1-2 ngày, hạt sẽ tự nảy mầm. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm. Đất ươm hạt thường trộn thên phân trùn hoặc phân chuồng mục để bổ sung thêm dinh dưỡng cho hạt nhanh nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng vào thùng lớn.
5. Chăm sóc
- Trong thời kì cây con, bạn không cần tưới nhiều dung dịch thủy canh. Chờ khi cây ra 3-4 lá thì mới pha dung dịch tưới từ 0.5 - 0.8 lít/ ngày cho cây.
- Công đoạn làm giàn bắt đầu khi cây ra 4-5 lá. Thay vì đóng cọc, gia đình có thể lấy dây ni-long buộc nhẹ vào giàn lưới.
- Cột vào gốc cây nhưng bạn nhớ đừng thít chặt không thì thân cây không to ra được
- Cây cao đến đâu lại quấn ngọn quanh dây đến đó
- Kể từ khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Bạn cần ngắt hết đến khi nào ra đén lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại. Khi đó, nách lá đầu tiên của nhánh đó sẽ ra hoa cái. Khi nhánh mọc dài ra, ta bấm ngọn của nhánh đó chỉ để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông cái.
- Khi thấy đầu hoa cái chuyển vàng là hoa sắp nở. Thời gian này, bạn nên thụ phấn nhân tạo cho hoa vào lúc 6-8h sáng để đạt được tỉ lệ đậu cao nhất.
- Khi quả bắt đầu phình to phải tăng lượng Kali bón cho cây
- Khi cây lớn được 22-25 lá thì bạn ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả .
- Quả to dần đồng nghĩa với trọng lượng tăng dần. Lúc này, bạn phải dùng dây treo cây lên dể tránh sức nặng của quả kéo cây gẫy.
- Tính từ ngày quả bắt đầu phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng.
Chúc bạn thành công!