Hạt Giống Hoa Trà My Nhật (5 Hạt)ĐẾN MÙA TRỒNG TẾT
Chi Tiết Sản Phẩm
- Danh mục: Ngoài trời & Sân vườn / Cây cảnh và hạt giống
- Nhà cung cấp: HẠT GIỐNG HOA BỐN MÙA
- Kho hàng: Hà Nội
- Kiểu đóng gói: Đơn
- Xuất xứ: Trong nước
- Loại thực vật: cây cối
- Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất: Nhà Vườn Vân Thắng
- Địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất: Xóm Mới
Mô tả Sản Phẩm
HẠT GIỐNG HOA TRÀ MY NHẬT – MUA 3 TẶNG 1 CÙNG LOẠI
Giới thiệu sản phẩm:
-Độ thuần :>99%
-Tỷ lệ nảy mầm:>80%
-Xuất xứ: Nhật Bản
-Nhiệt độ gieo:15-300C
-Thời gian ra hoa: 11-12 tháng
là loại hoa tượng trưng cho sự thanh cao, thuần khiết. Vẻ đẹp trong trắng, bình dị, mang đậm nét hoài cổ của trà mi đã làm say đắm lòng người yêu hoa cây cảnh sưa nay. Người sưa có câu “Vua chơi lan, quan chơi trà” điều này nói lên đẳng cấp của trà mi. Trà mi dành cho những người yêu nghệ thuật cây cảnh thật sự.
Gieo chăm sóc:
- Xử lý hạt: Hạt trước khi gieo cần được rửa sạch nước chua ngâm vào dung dịch Boocdo trong 3-5 phút sau đó vớt ra để ráo nước rồi đem gieo.
- Gieo theo: Gieo hạt cách nhau 15 tới 20 cm Lấp đất sâu 12 - 15mm, sau đó phủ mặt luống bằng rơm rạ hoặc che ẩm.
- Chăm sóc: Giữ ẩm cho đất, đặc biệt những ngày đầu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm. Sau khoảng 20 ngày hạt đã nẩy mầm và chậm hơn có 45 ngày.
Cách trồng cây hoa trà my:
Đất trồng:
Cây trà my rất cần nước nhưng không chịu được úng. Vì vậy đất trồng phải là loại đất thịt pha, có độ chua, có nhiều mùn, không bết và thật kháng nước. Loại đất này vào chậu trà sau 4 – 5 năm, các cục đất xốp trong chậu vẫn không tan, không hề bết vào nhau, sau trận mưa rào hoặc ta tưới nước bao nhiều nước vẫn thoát ra nhanh nhưng lại giữ được độ ẩm cao.
Đất vào chậu cây trà hoa tốt nhất là đất bùn ao nuôi nhiều cá ở những vùng trồng được chè, đưa lên phơi khô và xếp ải càng lâu càng tốt.
Cách chăm sóc cây trà my:
Luôn phun tưới để cung cấp đủ nước và độ ẩm cho trà. Nước tưới trà mi phải là nước không có hóa chất, không phải là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
Luôn giữ cho lá cây trà my sạch sẽ bằng cách thỉnh thoảng dùng vòi nước bơm xịt rửa sạch hai mặt lá. Gặp trường hợp lá quá bẩn hoặc có rệp thì phải rửa từng lá.
Nếu trà bị sâu, rệp, nhện hại thì nên hòa loãng thuốc trừ sâu loại nhẹ mà phun thật kỹ. Phân bón trà có thể dùng đa dạng, trừ phân hóa học, còn các loại phân bón lá đều dùng được. Phân bón gốc là phân chuồng ủ kỹ, phân vi sinh, nước ngâm động thực vật đã hoai mục, nước hố xí tự hoại ở bể cuối cùng chứa nước trong, nước giải … đều được.
Nhưng tất cả đều phải bón lượng rất ít hay pha thật loãng và mỗi tháng cũng chỉ bón tưới một vài lần thôi. Bón tưới nhiều trà sẽ chết.
Việc đưa cây trà ra khỏi chậu không đánh bầu, không cắt rễ, không tóm gốc nhổ lên.
Phương pháp là nghiêng chậu lắc mạnh, xoay các chiều mà lay cho vầng đất tách ra khỏi thành chậu rồi đổ cây thật khéo nhằm bảo vệ được tối đa bộ rễ lụa. Việc đưa cây vào chậu mới trước tiên là phải xử lý lỗ thoát nước ở đáy chậu thật tốt. Dùng mảnh sành úp kênh trên lỗ rồi xếp một lớp xỉ cục rắn dưới đáy chậu.
Nếu cây to có thể hai người cùng bê, tuyệt đối không xách cây đưa vào chậu. Nếu xách cây sẽ bị vỡ bầu, đứt rễ. Cho một lớp mỏng đất cục vào đáy chậu. Tưới nước kiểu mưa rào. Cuối cùng xếp một lớp đất cục thật to có thể cao trên mặt chậu để giảm bớt sự rửa trôi và gây váng mặt đất chậu.
Chúc bạn thành công! /